Chuỗi cửa hàng bán lẻ, lắp đặt định vị xe, camera toàn quốc !
Nhiều cá nhân, tổ chức đã lắp đặt camera hành trình cho xe của mình và đánh đồng camera hành trình ô tô chính là camera Nghị định 10. Tuy nhiên việc đánh đồng này lại không đúng. Vậy phân biệt camera theo Nghị định 10 và camera hành trình thông thường ra sao? Lắp đặt loại nào để không bị cảnh sát giao thông tuýt còi sau ngày 1/7/2021? Vcomcar sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này ngay sau đây.
Ảnh 1: Camera Nghị định 10 và camera hành trình - phân biệt bằng khái niệm (Nguồn: Internet)
Điểm đầu tiên giúp các chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ô tô phân biệt giữa camera theo Nghị định 10 với camera hành trình đó là thông qua khái niệm của 2 dòng thiết bị. Cụ thể:
Thời gian gần đây cụm từ khóa camera Nghị định 10 được tra cứu khá nhiều và khái niệm camera giám sát theo Nghị định 10 là gì được đông đảo cá nhân cũng như các chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng ô tô quan tâm.
Theo đó, camera Nghị định 10 hay còn có tên gọi là camera giám sát trên xe ô tô, camera giám sát xe, camera giám sát ô tô đáp ứng được 7 tiêu chuẩn của nghị định 10 . Đây là thiết bị giám sát bắt buộc các cá nhân, chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải lắp đặt trước ngày 1/7/2021.
Theo Nghị định 10 camera hành trình trên ô tô thì một số phương tiện vận tải cần được trang bị camera giám sát trên xe trước ngày 1/7/2021 bao gồm:
Xe ô tô từ 9 chỗ trở lên, bao gồm cả ghế của tài xế;
Xe đầu kéo;
Xe container;
Đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu rõ 7 yêu cầu kỹ thuật cần có của camera nghị định 10:
Nghị định 10 lắp camera: 7 yêu cầu kỹ thuật camera hợp chuẩn phải có
Camera hành trình cũng là thiết bị giám sát giao thông hiện được rất nhiều chủ phương tiện vận tải đầu tư lắp đặt cho xe của mình, bao gồm cả camera hành trình xe máy và camera hành trình ô tô.
Việc lắp camera hành trình không phải điều kiện bắt buộc đối với chủ xe nếu muốn kinh doanh vận tải hoặc cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận tải bằng xe ô tô như camera hành trình theo Nghị định 10. Mà việc đầu tư camera hành trình phụ thuộc vào nhu cầu hoặc sở thích của chủ phương tiện.
Ảnh 2: Phân biệt camera theo Nghị định 10 với camera hành trình nhờ kiểu dáng (Nguồn: Internet)
Nếu quý vị đã từng được tiếp xúc hoặc quan sát camera giám sát theo Nghị định 10 và camera hành trình chắc chắn sẽ không bị nhầm lẫn. Vì kiểu dáng của 2 dòng camera này hoàn toàn khác biệt dù chúng đều là thiết bị giám sát. Cụ thể:
Loại camera Nghị định 10 là thiết bị ghi hình chỉ có mắt cam, số lượng mắt cam phụ thuộc vào từng loại. Bên cạnh đó, camera hợp chuẩn Nghị định 10 hoàn toàn không có bộ phận màn hình trực tiếp hiển thị đi kèm.
Tuy nhiên bộ sản phẩm camera giám sát theo Nghị định 10 có thể bao gồm thêm thẻ nhớ hoặc đầu ghi kết nối trực tiếp với camera giúp ghi lại mọi hình ảnh diễn ra trên xe, bao gồm vị trí tài xế, khoang hành khách, cửa lên xuống,...
Đặc trưng kiểu dáng của camera hành trình đó là luôn có một màn hình đi kèm nhìn giống như chiếc máy ảnh mini. Màn hình nhỏ này sẽ truyền tải hình ảnh trực tiếp ngay khi camera bắt đầu ghi hình trong suốt thời gian phương tiện di chuyển.
Ảnh 3: Phân biệt camera hành trình, camera theo Nghị định 10 qua vị trí lắp đặt (Nguồn: Internet)
Việc phân biệt camera giám sát theo Nghị định 10 và camera hành trình thông qua vị trí lắp đặt cũng được nhiều người áp dụng. Theo đó:
Nghị định 10 về camera giám sát ô tô yêu cầu vị trí lắp đặt thiết bị là ở bên trong xe để quan sát hình ảnh từ các cửa lên xuống, vị trí tài xế ngồi cùng khoang hành khách đối với xe ô tô từ 9 chỗ trở lên.
Đối với xe container và xe đầu kéo thì camera giám sát trên ô tô phải được lắp ở khu vực có thể quan sát được vị trí của tài xế đang lái xe và cửa lên xuống.
Vị trí lắp đặt camera hành trình khá linh hoạt, không nhất thiết chỉ được lắp ở các vị trí bắt buộc ở bên trong xe như camera hợp chuẩn Nghị định 10. Mà hoàn toàn có thể được lắp ở cả trong và ngoài xe, lắp ở gương chiếu hậu, kính chiếu hậu, thậm chí là ở phía sau của phương tiện.
Ảnh 4: Biết đâu là camera theo Nghị định 10, camera hành trình theo chức năng (Nguồn: Internet)
Để phân biệt đâu là camera Nghị định 10 và camera hành trình thông qua chức năng chính của thiết bị, bạn cần một chút thời gian để tìm hiểu về từng loại. Nếu không, hãy dựa trên vài thông tin cơ bản dưới đây:
Chức năng chính của dòng camera hợp chuẩn Nghị định 10 là dùng để quan sát bên trong xe ô tô, bao gồm cả ghi hình, chụp hình và quay video.
Camera giám sát theo Nghị định 10 phải được tích hợp đèn hồng ngoại tương thích với điều kiện ánh sáng bên trong xe để giúp camera có thể ghi hình rõ nét nhất kể cả xe tham gia giao thông vào ban đêm.
Đặc biệt, mọi hình ảnh, video ghi được qua camera hợp chuẩn Nghị định 10 phải liên tục được lưu giữ và truyền đến máy chủ của đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải và Tổng cục giao thông đường bộ để quản lý, giám sát đồng bộ.
Chức năng chính của camera hành trình đó là: chịu trách nhiệm ghi lại hình ảnh bên ngoài xe trong suốt thời gian phương tiện di chuyển. Thiết bị này thường chỉ được tích hợp chế độ đèn hồng ngoại đủ để quan sát hình ảnh trong điều kiện ánh sáng bên ngoài phương tiện.
Đặc biệt việc quan sát được mọi phía và các góc rộng thông qua màn hình camera hành trình giúp tài xế lái xe an toàn và thuận lợi hơn trên mọi cung đường.
Đồng thời hình ảnh ghi lại được thông qua camera hành trình giúp giải quyết những khó khăn trong nhiều trường hợp xảy ra tai nạn giữa các phương tiện cùng tham gia giao thông.
Những hình ảnh hoặc video có được từ camera hành trình không cần gửi đến máy chủ của Tổng cục giao thông đường bộ hay máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải nào cả. Chủ sở hữu phương tiện có gắn camera hành trình tùy ý sử dụng hình ảnh/video này theo ý của mình.
Trên đây là toàn bộ cách giúp quý vị phân biệt rõ ràng đâu là camera hành trình và đâu là camera theo Nghị định 10. Vậy lắp loại camera nào thì sẽ không bị cảnh sát giao thông xử phạt sau ngày 1/7/2021?
Ảnh 5: Lắp camera hợp chuẩn Nghị định 10 trước ngày 1/7/2021 để không bị xử phạt hành chính (Nguồn: Internet)
Theo đúng Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì các phương tiện bắt buộc như ô tô từ 9 chỗ trở lên, xe container, xe đầu kéo phải lắp đặt hoàn thiện camera Nghị định 10 trước ngày 1/7/2021. Đồng thời sau khi lắp xong phải thực hiện ghi hình, truyền tải hình ảnh về máy chủ của Tổng cục GTĐB và máy chủ của đơn vị vận tải ngay.
Theo đúng quy định thì dù chủ xe đã trang bị camera hành trình cho phương tiện của mình trước đó cũng vẫn phải lắp đặt camera giám sát xe ô tô đúng tiêu chuẩn Nghị định 10 trước ngày 1/7/2021. Và đương nhiên các phương tiện không tuân thủ quy định này sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của Vcomcar liên quan đến việc phân biệt camera Nghị định 10 với camera hành trình. Và việc lắp loại nào sẽ không bị xử phạt hành chính sau ngày 1/7/2021.
Qúy vị nếu cần tìm hiểu thông tin về các dòng camera hợp chuẩn Nghị định 10 để lắp đặt cho phương tiện vận tải của mình xin vui lòng liên hệ số hotline Vcomcar 0969 343 869. Chuyên viên của chúng tôi sẽ mang đến cho quý vị những tư vấn thiết thực và hữu ích nhất.
Trân trọng!
Tác giả Đình Cường Viettel phụ trách viết bài chuyên môn chia sẻ kinh nghiệm với kiến thức chuyên gia nhiều năm về ngành thiết bị định vị gps xe máy, ô tô và nội thất xe hơi và dịch vụ ngành vận tải.
Số điện thoại: 0963.14.53.53
Ngày sinh:
Địa chỉ: Tòa nhà MHDI, Ngõ 180 Đường Đình Thôn, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Email: dinhcuong.dlu@gmail.com
© 2020. Công ty cổ phần Vcomcar . Số Giấy CNĐKDN: 010882487*, đăng kí lần đầu ngày 17 tháng 07 năm 2019
Địa chỉ: Tòa nhà MHDI, Ngõ 180 Đường Đình Thôn, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: 0963.14.5353 . Email: vcomcar@gmail.com. Người chịu trách nhiệm: Chu Văn Thảo. Xem chính sách sử dụng trang website.