Chuỗi cửa hàng bán lẻ, lắp đặt định vị xe, camera toàn quốc !
Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô dành cho các tổ chức hoặc cá nhân muốn thu lợi nhuận từ ngành vận tải. Tùy vào từng ngành nghề mà có điều kiện riêng. Vậy để đăng ký thành công giấy phép kinh doanh vận tải, bạn cần đáp ứng những tiêu chí nào? Cùng Vcomcar tìm hiểu các thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây để có sự chuẩn bị khi cần.
Xem nhanh [hide]
1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cần điều kiện gì?
1.1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
1.2. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định
1.3. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
1.4. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng
1.5. Kinh doanh vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô
1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cần điều kiện gì?
Chuẩn bị đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cần đáp ứng điều kiện gì?
Các tổ chức hoặc cá nhân bắt đầu kinh doanh ngành vận tải để thu lợi nhuận, cần thực hiện đủ các điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:
Căn cứ theo nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô bao gồm:
Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Trong đó, loại hình kinh doanh vận chuyển hành khách theo tuyến cố định. Tuyến có điểm xuất phải và kết thúc tại bến xe khách từ loại 1 đến loại 6.
Đối với khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng sâu vùng xa chưa có bến xe khách đáp ứng loại 1 đến loại 6. Cho phép vận tải hành khách cố định từ điểm xuất phát và kết thúc ở bến xe dưới loại 6.
Đội quản lý tuyến phải xây dựng, bổ sung, điều chỉnh và công bố mạng lưới tuyến. Thông báo rõ biểu đồ xe chạy, cập nhật theo nội dung gồm: Tổng số tuyến xe/ngày, thời gian giãn cách giữa các tuyến, giờ xuất bến, điểm đón và trả khách trên từng tuyến.
Cũng tương tự như trên, các doanh nghiệp và hợp tác xã cần phải có giấy phép kinh doanh vận tải. Loại hình kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định.
Xe phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Có chỗ ưu tiên (người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người già), có phù hiệu dán cố định, niêm yết đầy đủ thông tin xe và sức chứa từ 17 chỗ kể cả tài xế, lơ xe.
Người quản lý tuyến có quyền xây dựng, điều chỉnh, công bố mạng lưới, biểu đồ xe chạy, chính sách trợ giá và đấu thầu khai thác tuyến. Đồng thời theo dõi, tổng hợp toàn bộ hoạt động kinh doanh vận tải xe buýt trên địa bàn địa phương.
Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt
Xe ô tô thực hiện mục đích kinh doanh phải có bảng hiệu “TAXI”, các thông tin được dán cố định trên xe. Xe gắn đầy đủ hộp đèn, bảng đồng hồ tính cước theo số km và phiếu thu tiền có đầy đủ thông tin.
Bên cạnh đó, xe của doanh nghiệp có thể cài đặt phần mềm, ứng dụng chuyên đặt, hủy xe và tính cước phí.
Mỗi xe phải có thiết bị kết nối trực tiếp với khách hàng, bố trí các điểm dừng đón, trả khách theo hoạt động của tổ chức doanh nghiệp.
Xe thực hiện mục đích kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải có đầy đủ: Bảng hiệu, niêm yết thông tin xe và chỉ được ký hợp động vận tải đối với người có nhu cầu thuê xe để kinh doanh vận chuyển hành khách.
Trong quá trình hoạt động, xe không được đón/trả khách lặp đi lặp lại tại trụ sở văn phòng, chi nhánh hay điểm cố định được thực hiện bởi đơn vị kinh doanh khác. Tài xế trong quá trình sử dụng xe phải mang đầy đủ giấy tờ gồm: Hợp đồng vận chuyển ký bằng văn bản, giấy phép kinh doanh, danh sách hành khách (có dấu xác nhận),...
Tương tự, xe ô tô sử dụng vào mục đích vận chuyển hành khách đi du lịch phải có biển hiệu, thông tin “Xe du lịch” dán cố định trên xe. Xe phải có hợp động lữ khách được ký kết bởi các đơn vị có liên quan.
Tài xế chỉ được ký hợp đồng với người có nhu cầu thuê xe để du lịch. Không được gom, đón khách ngoài danh sách đã ký sẵn theo hợp đồng.
Xe ô tô sử dụng vào mục đích vận tải hành khách du lịch
Cuối cùng, doanh nghiệp muốn kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô phải sử dụng xe có trọng tải từ 1.500kg trở lên. Xe có đầy đủ thông tin, gắn bảng hiệu taxi tải với mục đích chở các loại hàng hóa siêu trọng, siêu trường,...
Với những hàng hóa nguy hiểm, xe ô tô vận chuyển phải có đầy đủ giấy phép được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra, đơn vị kinh doanh phải cung cấp cho lái xe các loại giấy tờ: Giấy vận chuyển, giấy cung cấp thông tin khối lượng hàng hóa, đại diện đơn vị,....
Ngoài các loại hình kinh doanh trên, chỉ có hợp tác xã hoặc các doanh nghiệp với được phép kinh doanh vận tải bằng công-ten-nơ và cũng cần đáp ứng đủ điều kiện cấp giấy phép. Tóm lại, tùy vào từng hạng mục kinh doanh vận tải mà doanh nghiệp đăng ký theo quy định của Pháp luật.
->> Đọc thêm: Lý do nên làm giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Sau khi xem xét thấy xe ô tô của mình đáp ứng đầy đủ các điều kiện cho từng hạng mục kinh doanh vận tải. Doanh nghiệp cần đăng ký cấp giấy phép kinh doanh theo từng cách sau:
Hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp phép kinh doanh (theo mẫu của nghị định 10/2020/NĐ-CP, bản sao chứng chỉ và văn bằng của người điều hành vận tải, bản chính/bản sao quyết định thành lập, nhiệm vụ của bộ phận quản lý kinh doanh.
Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan của Sở giao thông vận tải nơi mình đăng ký thường trú. Hoặc nộp gián tiếp qua hệ thống dịch vụ công của tỉnh. Sau đó, chờ đợi trong vòng 5 ngày để biết kết quả hồ sơ có đạt hay không.
Nộp lệ phí cấp giấy phép kinh doanh theo quy định của Sở giao thông vận tải hoặc UBND tỉnh. Một số nơi sẽ áp dụng lệ phí theo thông tư 85/2019/TT-BTC.
Lưu ý: Hồ sơ đạt sẽ được cấp phép và gửi thông báo cho người đăng ký tối đa là 15 ngày. Với hồ sơ cần bổ sung, sửa chữa sẽ được báo trước 3 ngày. Còn hồ sơ không hợp lệ, bên sở sẽ có văn bản thông báo lý do cụ thể.
Như vậy, để đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, mỗi doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện theo từng hạng mục. Mỗi tỉnh thành sẽ có quy định, lệ phí riêng nên bạn cần cập nhật thông tin thường xuyên để đăng ký thành công.
->> Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như thế nào?
Tác giả Đình Cường Viettel phụ trách viết bài chuyên môn chia sẻ kinh nghiệm với kiến thức chuyên gia nhiều năm về ngành thiết bị định vị gps xe máy, ô tô và nội thất xe hơi và dịch vụ ngành vận tải.
Số điện thoại: 0963.14.53.53
Ngày sinh:
Địa chỉ: Tòa nhà MHDI, Ngõ 180 Đường Đình Thôn, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Email: dinhcuong.dlu@gmail.com
© 2020. Công ty cổ phần Vcomcar . Số Giấy CNĐKDN: 010882487*, đăng kí lần đầu ngày 17 tháng 07 năm 2019
Địa chỉ: Tòa nhà MHDI, Ngõ 180 Đường Đình Thôn, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: 0963.14.5353 . Email: vcomcar@gmail.com. Người chịu trách nhiệm: Chu Văn Thảo. Xem chính sách sử dụng trang website.